Giới thiệu chung về Khoa Sư phạm Nghệ Thuật
5/19/2017 4:18:39 PMLượt xem: 1704
Khoa Sư phạm Nghệ thuật được thành lập theo Quyết định số 273/QĐ-ĐHĐT ngày 9 tháng 5 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp về việc cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Đại học Đồng Tháp trong nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2012 - 2017. Hiện tại, Khoa đang quản lý 03 chuyên ngành đào tạo trình độ đại học và cao đẳng là: Sư phạm Âm nhạc, sư phạm Mỹ thuật và Thiết kế Đồ họa.
Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ: Khoa có 02 Bộ môn với tổng cộng 17 cán bộ, giảng viên
- Bộ môn Âm nhạc:
Có 08 cán bộ, giảng viên: bao gồm 1 Tiến sĩ, 6 Thạc sĩ, 1 Cử nhân (đang học Cao học)
- Bộ môn Mỹ thuật:
Có 9 giảng viên (1NCS và 8 Thạc sĩ)
Về cơ sở vật chất:
Khoa Sư phạm Nghệ thuật được trang bị đầy đủ các phòng học và thiết bị đáp ứng hoạt động đào tạo. các lớp âm nhạc được trang bị đầy đủ phòng học cách âm, các loại nhạc cụ phục vụ giảng dạy và học tập, các lớp Mỹ thuật được trang bị đầy đủ phòng vẽ, phòng trưng bày tác phẩm cùng trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
Về nghiên cứu khoa học:
Hàng năm giảng viên khoa cơ bản hoàn thành chuẩn giờ NCKH thông qua nhiều hình thức như viết báo, sách, soạn bài giảng và sáng tác những tác phẩm nghệ thuật.
Về quy mô đào tạo:
Trong năm học 2018 - 2019. Khoa có 5 lớp chính quy (109 sinh viên); Hệ không chính quy liên thông: gồm 19 lớp (505 sinh viên)
Chức năng
Khoa Sư phạm Nghệ thuật là đơn vị trực thuộc trường, có chức năng đào tạo giáo viên chuyên ngành sư phạm Âm nhạc, sư phạm Mỹ thuậttrình độ cao đẳng, đại họcvà cử nhân thiết kế đồ họa; nghiện cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo.
Nhiệm vụ
- Đề xuất tổ chức nhân sự trong khoa.
- Đào tạo giáo viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật trình độcao đẳng, đại học và cử nhân thiết kế đồ họa.
- Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy các chuyên ngành đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển, cập nhật chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ chuyên ngành đào tạo; tổ chức các hoạt động chuyên môn, ngoại khóa để nâng cao chất lượng dạy và học.
- Tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng môn học thuộc chuyên ngành khoa đào tạo.
- Quản lý cán bộ, giảng viên,sinh viên và cơ sở vật chất thuộc khoa.

KHOA SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT - KHÔNG NGỪNG SÁNG TẠO